admin
Donec sed odio dui. Maecenas faucibus mollis interdum. Aenean eu leo quam. Pellentesque ornare sem lacinia quam venenatis vestibulum. Maecenas faucibus mollis interdum. Donec id elit non mi porta gravida at eget metus. Donec sed odio dui. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.
Đội thợ thi công trần vách thạch cao chuyên nghiệp: Công ty Vietnamarch với Đội thợ chuyên nghiệp, kỷ luật cao đã nhiều năm kinh nghiệm trong thi công nội thất. Chúng tôi bao gồm đội ngũ thợ thi công trần vách thạch cao, thợ gỗ Nam Định,... Quy tụ trong một tập thể vững mạnh. Chúng tôi nhận thi công trần vách thạch cao, thi công sơn bả, lắp đặt sàn gỗ, … (bao gồm cả nguyên liệu hoặc nhân công) cho các đơn vị tư vấn nội thất, các hộ gia đình.
Đội thợ thi công trần vách thạch cao
Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng và quý công ty!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH VIETNAMARCH
Địa chỉ: Số 61, Đ. Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Điện thoại: 04.66812328, 04.22434597 - Hotline: 0918.248297
Quy trình thi công trần vách thạch cao
Friday, 13 March 2015 08:15 Chuyên mục Thi công trần thạch caoQuy trình thi công trần thạch cao khung nổi:
- Bước 1: Xác định độ cao trần Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
- Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
- Bước 3 – 4: Phân chia trần
Để đảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là :
610mm x 610mm 600mm x 600mm
610mm x 1220mm 600mm x 1200mm
- Bước 5: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.
- Bước 6: Thanh dọc (thanh chính )
Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.
- Bước 7: Thanh ngang ( thanh phụ )
Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế ,có 2 loại (610mmvà 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm )
- Bước 8: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
- Bước 9: Lắp đặt tấm lên khung
Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấn trần có 1 kẹp.
- Bước 10: Kẹp tường
Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường
- Bước 11: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch ,dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Quy trình thi công trần thạch cao khung chìm:
- Bước 1: Xác định độ cao trần
Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
- Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
- Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính
Chọn phương của thanh chính phù với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách giữa các thanh chính theo sơ đồ hướng dẫn trong phối cảnh
- Bước 4: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm, khoảng từ vách tới móc đầu tiên là 200mm ( nếu đầu thanh không được bát vít liên kết với vách ) hoặc 400mm ( nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với vách ).
- Bước 5:Thanh dọc (thanh chính )
Thanh chính được chọn tuỳ thuộc theo loại mẫu trần chìm
- Bước 6: Thanh ngang ( thanh phụ )
Được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mọi loại mẫu.
- Bước 7: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng
- Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung
Liên kết tấm vào khung bằng vít ,phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm khoảng cách các vít không quá 200mm
- Bước 9: Xử lý mối nối
Các mối nối giữa các tấm trần được sử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thuỷ tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn. Trác đầu vít bằng bột trét.
- Bước 10: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Bạn thường nghe nói hệ tường và trần nội thất ốp tấm thạch cao có khả năng cách âm tốt (sóng âm khi chạm vào bề mặt tường hay trần sẽ bị phản xạ). Và bây giờ bạn lại được giới thiệu hệ tường và trần nội thất ốp tấm thạch cao có khả năng tiêu âm tốt (sóng âm khi chạm vào bề mặt tường hay trần sẽ được hấp thụ một phần năng lượng). Thoạt nghe có vẻ nghịch lý vì thường vật liệu nào có khả năng cách âm tốt sẽ có khả năng tiêu âm kém và ngược lại. Như vậy bí quyết ở đâu để tấm thạch cao khi thì đem lại khả năng cách âm tốt, khi thì đem lại khả năng tiêu âm tốt cho một hệ thống tường hay trần?
Các hệ tường trần cách âm tốt thường được ốp hai hay nhiều lớp tấm thạch cao có bề mặt trơn nhẵn (có thể là tấm thạch cao lõi tiêu chuẩn, tấm thạch cao chịu lửa, tấm thạch cao chịu ẩm, hay tấm thạch cao chịu va đập). Còn các hệ tường trần tiêu âm tốt được ốp tấm thạch cao đặc biệt có rất nhiều lỗ đục suốt trên bề mặt (lỗ có thể hình tròn, hình vuông, hay rãnh chữ nhật). Tùy thuộc vào hình dạng lỗ, kích thước lỗ, cách bố trí lỗ trên bề mặt tấm thạch cao và chiều dày khoảng không khí phía sau tấm thạch cao đục lỗ mà mỗi hệ tường hay trần ốp tấm thạch cao đục lỗ suốt sẽ có hệ số tiêu âm bình quân khác nhau. Theo lý thuyết, hệ số tiêu âm bình quân NRC (Noise Reduction Coefficient - tiêu chuẩn Mỹ ASTM C473) hay a w (Weighted Sound Absorption Coefficient - tiêu chuẩn châu Âu EN ISO 11654) có các giá trị từ 0,0 (bề mặt được thử nghiệm sẽ phản xạ toàn phần sóng âm) đến 1,0 (bề mặt được thử nghiệm sẽ hấp thụ hoàn toàn năng lượng sóng âm). Hệ tường trần thạch cao ốp tấm thạch cao đục lỗ suốt nào có hệ số tiêu âm bình quân càng cao thì có khả năng tiêu âm càng tốt.
Cho đến nay, tại Việt Nam, chỉ một số rất ít công trình xây dựng sử dụng hệ vách thạch cao tiêu âm ốp tấm thạch cao đục lỗ suốt như Phòng thu thanh của Đài Truyền Hình thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát Bến Thành thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, các kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất và nhà thầu xây dựng Việt Nam rất ít khi thấy tận mắt các hệ tường trần đặc biệt này. Tuy nhiên, điều kỳ diệu đáng yêu vừa xảy ra! Hãy ghé thăm showroom Công ty Kiến Việt để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đặc sắc của hệ tường trần thạch cao tiêu âm ốp tấm thạch cao Gyptone (tấm thạch cao 4 cạnh vát, đục lỗ suốt, mặt sau có màng vải tiêu âm) và gặp gỡ chuyên gia của công ty để cùng thảo luận về các giải pháp cách âm, tiêu âm trong xây dựng.